Để có được kính cường lực như ngày nay kính cường lực đã phải trải qua những giai đoạn kéo dài hàng thập kỷ. Mời bạn đọc cùng Quang Nam Phát tìm hiểu về lịch sử hình thành kính cường lực dưới đây.
Kính cường lực hiện nay không chỉ được sử dụng trong những ứng dụng xây dựng. Mà nó còn được dùng làm trang trí vật dụng nội ngoại thất tô điểm cho ngôi nhà như bể cá, mặt bàn... Vậy bạn đã biết gì về kính cường lực chưa?
Lịch sử hình thành kính cường lực
Francois Barthelemy Alfred Royer de la Bastie (1830–1901) sống tại Paris, Pháp là người đầu tiên sáng tạo ra phương pháp sản xuất kính cường lực bằng cách nung kính ở nhiệt độ cao trong lò nhiệt vào cuối năm 1874, đây là phương pháp thô sơ nhất để hình thành lên sản phẩm kính cường lực chưa hoàn toàn mà hiện nay được gọi là kính bán cường lực, phương pháp này được cấp bằng sáng chế tại London, Anh và kính cường lực thời kỳ này có tên gọi là kính Bastie.
Đến năm 1877, một người đàn ông Đức tên là Frederick Siemens đã áp dụng phương pháp ấy và cải tiến thêm giúp kính có độ cứng tốt hơn, bền hơn rất nhiều. Những phương pháp nêu trên đều chỉ là những bước sơ khai ban đầu. Cho tới khi nhà hoá học Rudolph A.Seiden người Áo phát triển và cho hoàn thiện thì phương pháp này mới được ứng dụng phổ biến rộng rãi cho ra đời loại kính cường lực phổ biến như hiện nay.
Quy trình sản xuất kính cường lực
Để tạo ra được một tấm kính cường lực đạt tiêu chuẩn người ta cần thực hiện tuần tự qua 6 bước cơ bản bao gồm: Lựa chọn nguyên liệu, Cắt kính, Gia công, Rửa sấy, Gia nhiệt, Kiểm tra. Các bước thực hiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
Công đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất kính cường lực và chuẩn bị nguyên liệu đầu vào. Chúng tôi sẽ lựa chọn những đơn vị sản xuất kính uy tín trong nước và quốc tế là đối tác cung cấp nguyên liệu. Kính được lựa chọn làm nguyên liệu có chất lượng tốt đảm bảo trong suốt không tạp chất và an toàn.
Bước 2: Cắt kính
Những tấm kính phải được cắt và gia công thành hình chính xác trước khi nung bởi độ chịu lực có thể bị giảm hoặc sản phẩm sẽ bị hỏng nếu như sau khi nung tấm kính lại tiếp tục bị mài hay khắc. Quy trình cắt kính sẽ được làm tự động bằng máy để đảm bảo độ chính xác.
Sau đó, tấm kính phải được kiểm tra xem có dấu hiệu nào có thể làm vỡ kính trong khi nung hay không.
Bước 3: Gia công trên tấm kính
Kính thường cắt xong sẽ rất nguy hiểm nên cần được mài các góc cạnh để tránh gây sát thương. Với công nghệ hiện đại các kiểu mài cũng đa dạng mài góc, mài song cạnh, mài vát. Bên cạnh đó, kính có thể được in logo, hoặc sơn men tăng tính thẩm mĩ theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Khoan kính
Sau khi mài, kính sẽ được khoan theo yêu cầu bản vẽ kỹ thuật (nếu có). Tất cả các công đoạn được làm bằng máy khoét thủy lực tự động công nghệ cao.
Giai đoạn 4: Kiểm tra chất lượng và rửa kính
Tấm kính được kiểm tra tổng thể lần cuối. Tiếp theo tấm kính được mang vào máy rửa áp suất cao, rửa đi hết mạt kính và mang đi sấy khô. Bước này giúp tránh các khuyết tất trên kính sau khi tôi hoặc tránh dị vật ảnh hưởng đến chất lượng kính có thể làm nổ vỡ.

Lắp đặt kính cường lực
Giai đoạn 5: Tôi nhiệt kính cường lực
Kính thường bước vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ phù hợp để trở thành kính cường lực. Tùy vào độ dày của kính mà nhiệt độ và thời gian nung của mỗi kính sẽ khác nhau. Sau đó, kính được làm nguội bằng luồn khí lạnh áp suất lớn làm căng bề mặt kính, tăng ứng suất bề mặt.
Giai đoạn 6: Kiểm tra thành phẩm
Sau khi đã thành phẩm xong sẽ được kiểm tra các thông số cơ bản về độ bền va đập và số lượng mảnh vỡ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
Qua những thông tin ở bài viết trên các bạn có thể thấy rằng để có được chất lượng ưu việt như ngày nay, lịch sử hình thành kính cường lực đã phải trải qua những chặng đường “tiến hóa’ liên tục. Chính vì vậy, nó là lựa chọn an toàn số một về độ bền và khả năng chống trộm đột nhập.
Đặc tính kỹ thuật của kính cường lực
Trải qua quá nung nhiệt ở nhiệt độ cao, kính cường lực có các ưu điểm vượt trội như sau:
- Khả năng chịu lực: Kính cường lực có khả năng chịu lực 4 – 5 lần kính thường cùng độ dày. Sau quá trình tôi nhiệt nhờ ứng suất nén bề mặt kính mà kính chịu được rung chấn, sức gió và những va chạm mạnh. Kính cường lực có khả năng chịu được sức gió giật cấp 12 và chịu trọng tải lên đến hơn 10.000 psi tương đương với hơn 700kg. Tỷ lệ độ cứng tính theo hệ số Mohs đạt 5.5, chống trầy xước tốt
- Khả năng chịu nhiệt: khả năng chịu nhiệt cao. Kính cường lực chỉ vỡ ở nhiệt độ trên 250 độ C. Kính cường lực có thể chịu được nhiệt độ tăng đột ngột (sốc nhiệt) lên đến 500 độ C không bị vỡ
- Độ an toàn: Kính cường lực khi vỡ sẽ tạo thành vô số hạt kính nhỏ không sắc cạnh có kích thước 0.5 – 1 cm2 ( >= 40 viên/ 25 cm2 diện tích) giảm tối đa khả năng gây thương tích.
- Vệ sinh bảo quản: kính cường lực rất dễ vệ sinh, lau chùi. Kính cường lực chỉ cần lau kính thường xuyên để đảm bảo kính sạch không bám bẩn vì khi kính bẩn rất dễ nhận ra.
- Ứng dụng: Kính cường lực được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực xây dựng, kính ô tô, điện thoại, bể thủy sinh, vách kính, cửa kính, sàn kính...
Quang Nam Phát tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp các sản phẩm cửa kính cường lực, cửa kính thủy lực, cửa kính lùa, vách tắm kính, vách ngăn kính cường lực chất lượng cho ngành xây dựng và nội thất, các sản phẩm đa dạng, giá thành hợp lý…
Mọi nhu cầu về lắp đặt kính cường lực quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn và báo giá chi tiết:
VPGD: Số 611 Đường Nguyễn Hoàng Tôn, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0977.268.520